Bọc răng sứ đang là một phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều người lựa chọn để có hàm răng trắng đẹp hấp dẫn. Tuy nhiên khi thực hiện làm răng khiến nhiều người phân vân bọc răng sứ có phải lấy tủy không, đau không? Những phân vân này của mọi người sẽ được rangsu.com.vn giải đáp cụ thể.
Bọc răng sứ có phải lấy tủy không?
Cấu tạo của mỗi chiếc răng đều có tủy ở bên trong, được xem như trung tâm và có vai trò quan trọng chứa đựng mạch máu. Tủy có chức năng nuôi sống răng và các dây thần kinh cảm giác cho răng trong miệng.
Khi thực hiện phương pháp bọc răng sứ thì các nha sĩ sẽ thực hiện theo quy trình với các kỹ thuật cần thiết. Ví dụ như tạo độ nhám, sửa soạn cùi răng để chuẩn bị cho việc lắp mão cho răng. Khi bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Việc lấy tủy răng trước khi tiến hành không phải trường hợp nào cũng áp dụng, chỉ khi bác sĩ thăm khám chỉ định mới thực hiện.
Vì thế mọi người không cần phải lo lắng toàn bộ trường hợp bọc răng sứ lấy tủy, không phải như vậy. Nếu không thực sự cần thiết thì các nha sĩ sẽ không chỉ định lấy tủy để giúp nuôi răng chắc khỏe hơn.

Trường hợp bọc răng sứ không cần phải lấy tủy
Có nhiều trường hợp khách hàng bọc răng sứ thẩm mỹ không cần phải lấy tủy. Rangsu.com.vn sẽ nêu ra các trường hợp này để mọi người biết có thể bớt lo lắng khi lựa chọn:
- Răng bị sâu ở mức độ nhẹ không gây đau nhức, chưa làm ảnh hưởng tới tủy và đã được nha sĩ điều trị khỏi
- Hàm răng bị hô, vẩu ở mức độ nhẹ
- Răng bị thưa, răng không đều, răng mọc lệch
- Răng ố vàng, xỉn màu, nhiễm tetracycline không dùng phương pháp tẩy trắng răng
- Răng cần phục hình mão, cầu răng cho răng bị sứt mẻ nhưng chưa ảnh hưởng tới tủy.
Trường hợp nên lấy tủy khi bọc răng sứ
Các nha sĩ sẽ thăm khám kiểm tra tình trạng răng cẩn thận và đưa ra giải pháp lấy tủy khi thực sự cần. Đó là răng bị hỏng nặng, phần tủy bị ảnh hưởng khiến răng đau nhức, có thể biến chứng. Vì thế để đảm bảo tránh hỏng nặng thêm răng thì nha sĩ sẽ lấy tủy ra.
Răng sâu nặng và bị viêm tủy
Răng bị sâu răng làm phá hủy các tổ chức của răng, mô răng dần mất đi, tủy bị ảnh hưởng. Lúc này nha sĩ sẽ phải điều trị kịp thời răng sâu răng và lấy tủy ra để không có chỗ cho vi khuẩn tiếp tục sinh sôi phát triển làm viêm nặng hơn. Giảm tình trạng đau nhức cho bệnh nhân.
Tủy răng nếu để kệ sẽ có thể dẫn tới áp xe ổ xương răng, hoại tử phần răng thật nằm ở bên trong. Có thể khiến các răng bên cạnh bị râu hoặc có vấn đề khác gây hệ lụy.

Răng bị hô, móm, răng mọc lệch nặng cần chỉnh hình đều đẹp
Với người bị móm, hô, răng thưa lệch nặng muốn chỉnh nha lại răng sứ thẩm mỹ đều đẹp thì cần phải chạm vào tủy để đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Việc mài răng thật để bọc răng sứ cần lấy tủy để ép các răng vào cung răng cho đều, cân đối với các răng thật còn lại.
Việc lấy tủy trước khi bọc răng sứ làm giảm cảm giác đau nhức trong quá trình phục hồi thẩm mỹ. Đồng thời khi niềng răng cũng cần phải lấy tủy để khắc phục răng không đều và giúp răng đẹp lâu dài hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Răng hô có bọc sứ được không? Giá bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có được vĩnh viễn không? Thời gian là bao lâu?
- Bọc răng sứ xong có niềng răng được hay không?
- Nên trồng răng sứ hay Implant khi bị mất răng
Răng bị chấn thương nặng
Khi bị chấn thương khiến cho phần tủy bị ảnh hưởng cho nên phải điều trị tủy trước khi tiến hành phục hồi thẩm mỹ cho răng. Các nha sĩ sẽ kiểm tra để xem tình trạng tủy tới mức độ nào, nếu tác động quá nặng thì phải lấy triệt để tủy ra.
Bọc răng sứ lấy tủy có đau đớn không?
Đối với các trường hợp bọc răng sứ lấy tủy thì nhiều vị khách lo sợ sẽ đau đớn tới mức không chịu được. Thế nhưng với nền y học phát triển hiện đại, trang bị máy móc thiết bị có công nghệ cao nên việc điều trị tủy không gây đau đớn. Các nha sĩ sẽ thực hiện gây tê cho khu vực răng miệng lấy tủy nên khi làm sẽ nghe tiếng máy hoạt động mà không quá đau như cảm tưởng.
Các nha sĩ có hỗ trợ máy móc với quy trình lấy tủy răng diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng. Sau khi lấy tủy thì bệnh nhân sẽ chỉ cảm thấy hơi tê vùng miệng mà không bị sót hoặc nhức.

Lấy tủy răng xong thì bệnh nhân sẽ thấy nhẹ trong miệng, không ê buốt, không đau nhức mất ăn mất ngủ như trước nữa. Các bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản về quy trình làm răng nên mọi người an tâm không có sự cố xảy ra. Lấy tủy xong thì cũng không gây hệ lụy cho sức khỏe răng hàm.
Lấy tủy xong thì bác sĩ sẽ thực hiện việc bọc răng sứ đúng kỹ thuật và mang lại cho bạn hàm răng trắng tự nhiên đồng đều. Tự tin nở nụ cười rạng rỡ và giao tiếp với mọi người không còn ái ngại nữa.
Lưu ý khi lấy tủy răng khi bọc sứ thẩm mỹ
Việc lấy tủy trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ cũng là một công việc yêu cầu tay nghề và trình độ chuyên môn của bác sĩ. Sau khi lấy tủy và bọc răng sứ xong thì mọi người cần chăm sóc răng để đảm bảo tuổi thọ răng tốt cũng như không ê buốt. Cụ thể:
- Khi ăn uống nhai thực phẩm nào đó thì mọi người chú ý phân bổ đều sang 2 bên hàm
- Không nên lựa chọn đồ ăn quá cứng, quá nóng, quá lạnh, quá dai ảnh hưởng tới độ bền của răng
- Hạn chế sử dụng nước uống có gas, đồ uống có màu, rượu bia, không nên hút thuốc lá
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần trong ngày đảm bảo răng sứ sạch sẽ, miệng thơm tho
- Không xỉa tăm nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn dư thừa
- Thăm khám răng miệng định kỳ và khám ngay khi răng có dấu hiệu bất thường…
Sau khi tham khảo các thông tin chi tiết từ bài viết thì nhiều bạn đã rõ được thắc mắc việc bọc răng sứ có phải lấy tủy không. Tùy từng trường hợp khi đi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn rõ ràng để bệnh nhân hiểu và lựa chọn áp dụng.