Chụp MRI bao lâu có kết quả? Có phải nhịn ăn không?

Một trong những phương pháp đánh giá, kiểm tra sức khỏe hiệu quả là chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp Mri. Nhiều người thắc mắc việc thực hiện chụp Mri bao lâu có kết quả? Trước khi chụp có phải nhịn ăn hay không? Hôm nay rangsu.com.vn sẽ giải đáp cho mọi người thắc mắc này.

Thời gian chụp Mri bao lâu có kết quả?

Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp Mri  – biện pháp ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng máy có từ trường mạnh và hệ thống phát sinh với tần số vô tuyến điều khiển điện tử của hạt nhân nguyên tử hydro. 

Hạt nhân nguyên tử bức xạ năng lượng dưới dạng tín hiệu và được máy thu nhận, tạo ra dạng hình ảnh. Các bác sĩ sẽ nhìn vào hình ảnh đó để xem người chụp gặp vấn đề hoặc bệnh gì hay không. 

Điểm vượt bậc của kỹ thuật này đó là không sử dụng tia xạ, không gây nhiễm xạ cho cơ thể người chụp. Máy Mri khi chụp không tạo tiếng ồn khó chịu nên người bệnh sẽ thoải mái. Hình ảnh thu được sau khi chụp rõ nét, có thể tái tạo dạng 3D nên các bác sĩ sẽ nhìn chẩn đoán chính xác được tình trạng cơ thể.

Chụp Mri khoảng 12-45 phút sẽ có kết quả
Chụp Mri khoảng 12-45 phút sẽ có kết quả

Vậy chụp MRI bao lâu có kết quả? Chụp cộng hưởng từ không hề gây đau đớn cho người chụp, thời gian thực hiện kéo dài từ  12 -45 phút tùy từng trường hợp. Sau khi chụp xong thì bệnh nhân sẽ ngồi đợi bác sĩ lấy hình ảnh và đọc kết quả chính xác. Bác sĩ sẽ nêu rõ về thực tế tình trạng bệnh và hướng điều trị nếu như người chụp mắc bệnh cụ thể nào đó.

Chụp Mri có phải nhịn ăn không?

Chụp cộng hưởng từ không tiêm đối quang từ nên người chụp không phải nhịn ăn trước đó. Chẳng hạn như chụp não để tầm soát các vấn đề bất thường,  chụp phát hiện thoát vị đĩa đệm, các bệnh lý về xương khớp.

Trong trường hợp bác sĩ chỉ định chụp Mri cần sử dụng đối quang từ thì khách hàng nên nhịn ăn hoặc ăn nhẹ khoảng 4 giờ trước khi tiêm. Người chụp được có dấu hiệu bệnh lý về khối u mới áp dụng dùng đối quang từ khi chụp.

Ngoài ra đối với trường hợp người chụp không được minh mẫn, phải sử dụng thuốc an thần hoặc gây mê khi chụp Mri. Các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cẩn thận trước khi chụp. 

Chụp Mri không phải nhịn ăn trước trừ trường hợp đặc biệt
Chụp Mri không phải nhịn ăn trước trừ trường hợp đặc biệt

Một số lưu ý khi chụp cộng hưởng từ Mri

Phương pháp chụp cộng hưởng từ không áp dụng với tất cả các trường hợp. Và ở các bệnh viện lớn, các phòng khám sẽ có bác sĩ chuyên môn giỏi lĩnh vực này nghiên cứu để đưa ra phương án chụp phù hợp. Sau đây rangsu.com.vn sẽ nêu ra các lưu ý thường thấy ở Mri:

Bệnh nhân trước khi chụp cộng hưởng từ có tiêm đối quang tuyệt đối không được dùng các chất kích thích. Cụ thể là rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga cũng không nên uống.

Khi bước vào phòng chụp, bước lên máy thì người bệnh cần nằm im trong khoang theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trong phòng. Sẽ có kỹ thuật viên liên tục theo dõi người bệnh trong phòng chụp để biết được các chỉ số về nhịp tim, nhịp thở,…

Máy Mri vận hành không giống như các dòng máy X quang hay CT scanner phát ra tia bức xạ. Nhưng khi nằm lâu trong khoang thì người bệnh sẽ cảm giác ngột ngạt vì thế bác sĩ sẽ dặn trước bệnh nhân cố gắng nằm im để chụp xong.

Sau khi thực hiện việc chụp cộng hưởng từ xong thì mọi người thoải mái về ăn uống nếu cơ thể khỏe mạnh. Còn trường hợp phát hiện ra bệnh thì cần phải nghe theo tư vấn và phương hướng điều trị mà bác sĩ dặn dò.

Có thể bạn quan tâm:

Ứng dụng của chụp Mri

Phương pháp chụp cộng hưởng từ thực hiện việc chẩn đoán không xâm lấn cho hình ảnh chuẩn xác về cơ thể người bệnh. Từ hình ảnh đó các bác sĩ có thể nhìn rõ ra cơ thể có đang gặp vấn đề gì hay không. 

Mri được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý như sau:

Vấn đề về hệ thần kinh

Phương pháp chụp Mri được bác sĩ chỉ định chụp trong việc tầm soát các bệnh về thần kinh. Các vấn đề sẽ phát hiện được khi sử dụng hệ thống máy Mri như sau:

  • Phình mạch máu não
  • Rối loạn về mắt và tai trong
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Rối loạn tủy sống
  • Triệu chứng đột quỵ
  • Có khối u ở não
  • Chấn thương vùng não do tai nạn

Hệ thống sẽ quét toàn bộ khu vực não để xác định rõ được vị trí nào đang có dấu hiệu bất thường. Xác định vùng não bị chấn thương và không được cung cấp lượng máu cần thiết để hoạt động bình thường. Chụp cộng hưởng từ cũng cho ra hình ảnh giải phẫu nào để đánh giá thực tế chấn thương như thế nào.

Về tim mạch

Phương pháp chụp Mri được áp dụng cho chụp tim và hệ thống mạch máu để kiểm tra có vấn đề bất thường hay không. Các bác sĩ nhìn hình ảnh để chẩn đoán các tình trạng cụ thể:

Chụp Mri để phát hiện ra bất thường về cơ thể
Chụp Mri để phát hiện ra bất thường về cơ thể
  • Các buồng tim có kích thước như thế nào, hoạt động có bình thường
  • Sự chuyển động và độ dày của vách ngăn tim
  • Chấn thương do bị bệnh tim hoặc các cơn đau tim gây ra
  • Xác định cấu trúc trong động mạch chủ.
  • Có hay không tình trạng bị viêm, tắc nghẽn mạch máu trong cơ thể.

Các cơ quan khác

Chụp cộng hưởng từ được chỉ định chụp nhiều bộ phận khác trong cơ thể khi bệnh nhân cảm thấy không được khỏe. Các hệ thống cơ quan đó gồm có: gan, mật, thận, lách, tuyến tụy, tử cung, buồng trứng, xương khớp, tuyến tiền liệt. Từ kết quả chụp Mri các bác sĩ có thể tìm ra các căn bệnh như: 

  • Bất thường ở đĩa đệm
  • Xương khớp bị viêm, nhiễm trùng hoặc gãy
  • Có khối u ở xương, mô mềm
  • Phát hiện ung thư vú…

Rangsu.com.vn đã giải đáp được thông tin chụp Mri bao lâu có kết quả gửi mọi người hiểu hơn để khi cân nhắc sử dụng không phải lo lắng. Còn rất nhiều thông tin bổ ích về y khoa và răng miệng tại website mời bạn tiếp tục tham khảo nhé.

Viết một bình luận