Nhiệt miệng là căn bệnh ai cũng mắc ít nhất một lần trong đời, một số trường hợp còn thường xuyên gặp phải. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về căn bệnh này? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến hiện nay
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng còn được gọi là loét áp-tơ. Là hiện tượng xuất hiện một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Những vết loét này thường xuất hiện trên các phần mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Đặc biệt những vết này sẽ không xuất hiện ở trên môi và không gây lây lan.
Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng
Theo dân gian, nhiệt miệng là do nóng trong người, bốc hỏa sinh ra lở loét tại niêm mạc miệng. Tuy nhiên theo các ý kiến y học hiện đại, nhiệt miệng có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Stress, căng thẳng kéo dài
Trên thực tế, rất nhiều hiện tượng nhiệt miệng là do stress và áp lực, mệt mỏi kéo dài. Khi gặp những tình trạng này, tinh thần sẽ bị dồn nén gây căng thẳng, cơ thể cũng khó khăn trong việc giải phóng năng lượng, từ đó sinh nhiệt trên các bộ phận và vùng niêm mạc miệng chính là nơi dễ xảy ra hiện tượng lở loét nhất.
Bệnh răng miệng
Nguyên nhân chính gây nên các bệnh nhiệt miệng chính là các bệnh về răng miệng. Rất có thể lở loét là do các bệnh trong khoang miệng hình thành, ví dụ như viêm lợi, sâu răng hoặc cao răng,…
Chức năng gan suy giảm
Khi gan của bạn bị yếu đi, cơ thể sẽ không thể thanh lọc được các chất độc hại, sinh nhiệt và phát hỏa tại các vùng như niêm mạc dạ dày, niêm mạc miệng. Chính vì vậy, muốn giảm thiểu tình trạng nhiệt miệng, bạn cần phải cải thiện được chức năng gan.
Nhiễm khuẩn, nhiễm virus
Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng là do nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây bệnh hoặc trong khoang miệng có những chất gây phản ứng phụ từ nước súc miệng hoặc kem đánh răng. Khi có những dấu hiệu này, bạn nên chuyển sang loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng khác.
Niêm mạc tổn thương
Theo các bác sĩ, khi vùng niêm mạc bị tổn thương cũng sẽ tạo “cơ hội” để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiệt miệng. Hoặc đôi khi chúng ta ăn phải thức ăn quá nóng hoặc vô tình cắn phải cũng gây ra hiện tượng này. Nhiều người chủ quan, cho rằng những vết tổn thương ở niêm mạc sẽ không ảnh hưởng gì thế nhưng khi xuất hiện những vết lở loét do nhiệt miệng gây ra thì không biết cách xử lý.
Thiếu vitamin
Một số loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết giúp thành niêm mạc khỏe mạnh, hạn chế tổn thương. Đặc biệt phải kể đến vitamin B12, B9 và các loại khoáng chất tự nhiên như sắt, kém đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu cơ thể thiếu một trong những thành phần này sẽ rất dễ bị nhiệt miệng.
Như vậy, có thể nói thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Do đó, khi bị nhiệt miệng bạn cần tìm hiểu kỹ xem nguyên nhân của mình là gì để sớm tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.

Nhiệt miệng khiến cho các hoạt động sinh hoạt của bạn bị khó khăn
Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng có biểu hiện khá rõ ràng. Trong niêm mạc miệng của người bệnh sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to từ 1 -2mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước. Sau vài ngày chúng sẽ vỡ ra và tạo thành vết loét. Vết loét này sẽ to dần ra, có thể tới 10mm và làm ảnh hưởng tới các hoạt động ăn uống cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Nếu nhiệt miệng không có biến chứng thì vết loét sẽ tự lành lại sau từ 10-15 ngày.
Cách điều trị bệnh nhiệt miệng
Có rất nhiều biện pháp bằng các nguyên liệu tự nhiên giúp bạn có thể điều trị căn bệnh nhiệt miệng:
Nước cốt dừa
Đây là phương pháp hữu hiệu và an toàn đầu tiên giúp bạn có thể đẩy lùi được cảm giác đau rát do các vết viêm loét gây ra. Bạn có thể nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ngày. Nước cốt dừa có chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng và nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
Nước củ cải
Bạn có thể sử dụng 300g củ cải trắng, sau đó giã lấy nước cốt và hòa cùng 1 ít nước lọc. Dùng nước này súc miệng 3 lần/ngày, sau 2 ngày những vết viêm loét sẽ dần biến mất.
Nước muối loãng
Dùng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc, sau đó nhổ ra sẽ giúp các vết loét nhanh chóng lành lại, vì trong muối có tính sát khuẩn cao sẽ giúp tiêu diệt được vi khuẩn.
Ngoài ra nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh bổ sung vitamin C, uống các loại nước thảo dược, lá cây làm mát gan hoặc ra hiệu thuốc mua thuốc sủi sensacool…
Nhiệt miệng là căn bệnh rất phổ biến và nhiều người mắc phải. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện và chữa trị những cơn đau do các vết loét miệng gây ra.