Trồng răng là gì? Top 7 phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay

Đối với những người mất răng thì họ luôn mong muốn tìm được biện pháp phục hồi thêm răng mới để đảm bảo hàm răng đẹp tự tin trong giao tiếp và có thể ăn uống được như răng thật. Trồng răng là gì? Hiện nay nền y học hiện đại nên có nhiều phương pháp trồng răng được áp dụng. Và những phương pháp đó là gì thì mời bạn tham khảo bài viết này.

Trồng răng là gì?

Giải đáp thắc mắc về trồng răng là gì? Trồng răng là việc thay thế chiếc răng giả vào vị trí răng bị mất để đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng. Trồng răng giả vào sẽ giúp cho bạn lấp đầy được khoảng trống do răng bị mất để lại. Chất liệu răng giả tùy vào bạn lựa chọn như nhựa, kim loại, sứ,…

Thực hiện trồng răng có ảnh hưởng gì không? Các nha sĩ đã nghiên cứu và thử nghiệm nhiều lần và cho thấy việc trồng răng phục hồi răng bị mất hoàn toàn không nguy hiểm cho người thực hiện.

Top 7 phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay

Mất răng là sự  cố mà không ai mong muốn gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, sinh hoạt và vẻ đẹp của người bị điều này. Thế nhưng với sự tiến bộ của nha khoa hiện đại thì việc trồng răng sẽ thay thế răng giả vào vị trí răng mất dễ dàng thôi. Sau đây là top 7 phương pháp trồng răng phổ biến nhất:

Cầu răng sứ

Cách trồng răng sứ là gì? Phương pháp này đã có mặt từ rất lâu có thể thay thế răng giả cho một hoặc nhiều răng. Cách thức phục hình cầu răng bao gồm nhiều mão răng đúc sứ liền nhau và dán cố định vào hai trụ răng kế bên vùng răng bị mất với cement nha khoa chuyên ngành.

Cách làm cầu răng sứ này không quá phức tạp, nha sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng kề cạnh răng mất để cũng chụp mão sứ lên. Bước đầu thì nha sĩ sẽ lắp mão sứ tạm xem bệnh nhân đeo có hợp không, sau cùng mới lắp mão thật cố định.

Cấy ghép răng implant

Phương pháp cấy ghép răng Implant này áp dụng hầu như cho tất cả các trường hợp mất răng. Phương pháp này các nha sĩ sẽ cấy ghép trụ Implant vào vị trí răng bị mất và sau đó sẽ tích hợp luôn vào xương hàm cố định không dễ dàng lung lay hay bật ra ngoài. 

Cấy ghép răng implant
Cấy ghép răng implant

Thời gian cấy ghép trụ Implant thường kéo dài tới vài tháng và yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí cũng tương đối đắt đỏ. Đương nhiên đi cùng với đó là chất lượng răng giả cực kỳ tốt, bền vững và không để lại di chứng hay bị tiêu xương, tụt lợi về sau.

Răng giả tháo lắp

Sử dụng phương pháp phục hồi răng bị mất bằng cách lắp răng giả cũng được nhiều người chọn lựa và giá cả phải chăng nữa. Với bệnh nhân bị mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm hay chọn cách này. 

Cấu trúc của hàm giả: Các chiếc răng giả chế tạo ra sẽ được gắn trên nền nhựa có màu hồng giống như màu sắc nướu thật. Ở trong nền hàm là khung làm bằng kim loại. Các móc gài liên kết giữa khung hàm giả với hàm tự nhiên. 

Ban đầu thì khi lắp răng giả vào người bệnh sẽ hơi khó chịu, đau nhức nhưng sau đó sẽ quen dần. Các nha sĩ đưa ra lời khuyên răng với hàm giả thì bệnh nhân không nên đeo liên tục trong 24h, nên tháo ra vệ sinh mỗi tối cho sạch sẽ.

Hàm giả toàn phần/ Răng giả tháo lắp toàn hàm

Hàm giả toàn phần hoặc răng giả tháo lắp toàn hàm được áp dụng khi người bệnh bị mất hết răng trên hàm. Khi đó các nha sĩ sẽ tiến hành làm hàm giả tựa lên nướu răng, lưu giữ bằng lực hút (lực bề mặt) hay dùng keo dán hàm.

Hàm giả toàn phần
Hàm giả toàn phần

Phương pháp này giúp cho việc nâng đỡ mô mềm, tái tạo được độ nhô của hàm răng, cải thiện vẻ nét mặt. Chi phí sử dụng hàm răng giả không quá cao nên ai cũng có thể sử dụng được.

Có thể bạn quan tâm:

Cầu răng cánh dán

Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi một hoặc một số răng bị mất bằng cách chế tác cầu răng sứ cánh dán lắp lên trên vị trí mất răng. Các bác sĩ nha khoa thường áp dụng cách này cho răng nằm ở phía trước vì nó thường không đủ vững chắc để chịu được lực nhai chắc chắn ở hàm.

Cầu răng cánh dán
Cầu răng cánh dán

Răng giả được làm bằng nhựa bọc ngoài với cánh kim loại ở 2 bên cạnh, sau đó nha sĩ sẽ cố định vào các răng trụ bằng xi măng nha khoa. Kiểu cầu răng này nha sĩ chỉ cần chỉnh một ít phần đường viền của răng làm trụ là được. 

Hàm khung liên kết

Hàm Khung liên kết có cấu tạo khá giống với hàm giả lắp bán  phần. Hàm khung này tăng cường sự ổn định và giúp cho răng chắc chắn hơn với các attachment gắn trên các răng thật hoặc chân răng thật. Hàm giả phân bố lực phần lớn ở trên các răng thật để người dùng ăn nhai tốt hơn. Sử dụng phương pháp này ít xâm lấn với cầu răng và chi phí cũng phải chăng.

Trồng răng implant toàn hàm All-on-4

Với phương pháp này áp dụng khi người bệnh bị mất răng hàm thì cần tới 6-8 implant để phục hồi cố định cho 1 hàm. Chi phí cho ca phẫu thuật này là lớn và yêu cầu kỹ thuật cao. Cách thức này thường dùng cho Implant toàn hàm dưới và hàm trên chỉ định số lượng từ 6 Implant.

Trồng răng implant toàn hàm All-on-4
Trồng răng implant toàn hàm All-on-4

Nha sĩ sẽ thực hiện cho 2 implant đặt thẳng và 2 implant đặt nghiêng 30-45 độ để ngăn chặn việc tiêu xương. Hàm giả toàn hàm thường là 12 răng sau đó gắn lên 4 implant.

Trồng răng là gì thì bạn đã được phân tích với thông tin ở bên trên. Với sự phát triển của nền y khoa thì khách hàng có thể tìm tới các phòng khám, bệnh viện nổi tiếng uy tín lựa chọn phương pháp trồng răng phù hợp với tình trạng của mình. 

Viết một bình luận