Bệnh viêm họng và cách điều trị

cach-dieu-tri-benh-viem-hong

Viêm họng là một trong những căn bệnh thường xuyên gặp phải ở nhiều người, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm họng và bạn cần phải hiểu rõ để có thể tìm ra cách điều trị kịp thời.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm họng tại Việt Nam hiện nay

ty-le-mac-benh-viem-hong-tai-viet-nam-hien-nay

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lương Sĩ Cần, chuyên ngành Tai Mũi Họng và các cộng sự, tỷ lệ mắc bệnh viêm họng ở trẻ em là 74,45% trong đó ở thành phố là 87,65% và miền núi là 61,48%. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng ở thời điểm điều tra ở mọi lứa tuổi là 48%. Nhóm bệnh cao nhất chính là viêm họng – viêm thanh quản chiếm 66,9%.

Theo thống kê của bộ Y tế, tỷ lệ mắc bệnh viêm họng và viêm amidan cấp là 291,22 trên 100.000 người, đứng thứ 2 sau bệnh viêm phổi thuộc các bệnh cao nhất.

Một số loại bệnh viêm họng thường gặp hiện nay

mot-so-loai-benh-viem-hong-thuong-gap-hien-nay

Viêm họng là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Theo các chuyên gia y học, viêm họng được chia thành một số loại sau đây:

Viêm họng đỏ

Viêm họng đỏ các tốc độ lây lan rất nhanh. Người mắc bệnh này thường hay bị sốt, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Thông thường khi mắc bệnh viêm họng hạt, người bệnh thường có một số triệu chứng như: môi khô, lưỡi bẩn, mạch đập nhanh, ho từng cơn, ho có đờm,…Đặc biệt lúc này, tiếng nói sẽ bị khàn hẳn, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

Viêm họng giả mạc

Bệnh nhân bị viêm họng giả mạc thường có triệu chứng sốt, mặt nhợt nhạt, không có nhiều sức sống. Lúc này phần giả mạc sẽ có trắng, xám, da và dày, dính,… Chúng sẽ dính vào bên trong niêm mạc của amidan và họng, khiến cho bệnh nhân  bị đau rát và khó chịu ở vùng cổ họng.

Viêm họng liên cầu

Đây là căn bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như thấp tim, viêm tấy, áp xe thành họng, viêm cầu thận. Người bệnh thường cảm thấy rất khó chịu ở phần cổ họng.

Viêm họng do virus

Viêm họng do virus sẽ khiến cho bệnh nhân bị sốt, đau họng, ngứa rát ở vùng cổ họng. Khi mắc bệnh viêm họng do virut, bạn sẽ tự khỏi sau khoảng 4-5 ngày nhưng cũng có thể gây thành dịch nếu bệnh do liên cầu khuẩn gây ra. Viêm họng do virus thường hay kết hợp với bệnh viêm kết mạc mắt. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng thấp tim.

Viêm họng hạt

Đây là căn bệnh gây kích ứng cho vòm họng. Bệnh nhân khi mắc bệnh này thường có triệu chứng nổi các hạt bên trong cổ họng, khiến cho cổ bị ngứa. Người bệnh bắt buộc phải ho thì mới có thể cảm thấy bớt ngứa rát nơi vùng cổ.

Viêm họng trắng

Viêm họng trắng là căn bệnh viêm họng có giác mạc màu trắng. Bệnh thường gặp phải ở những người cao tuổi. Lúc này, giả mạc thường bị mỏng đi hoặc rất dễ bị bong tróc. Đặc biệt, khi giả mạc bị bóc thì bên dưới có một lớp loét nông và gây nổi hạch ở vùng cổ.

Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính thường xảy ra với những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,….Người bệnh sẽ thường xuyên ho từng cơn hoặc ho liên tục, đôi khi sẽ xuất hiện một ít đờm ở cổ.

Xem thêm: Mụn cóc là gì? mụn có có lây không, cách điều trị thế nào?

Cách điều trị bệnh viêm họng

cach-dieu-tri-benh-viem-hong

Phần lớn bệnh viêm họng hiện nay được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt hoặc giảm đau cùng với thuốc khử trùng họng. Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời thực hiện một số hoạt động sau đây để tạo ra kháng khuẩn chống bệnh viêm họng tái phát:

– Cắt chanh thành những lát mỏng sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới cảm thấy có các triệu chứng hơi rát cổ

– Bạn nên ăn cháo nóng nhiều hành và tía tô, hạt tiêu để tiêu diệt được vi khuẩn nằm trong vùng họng.

– Để điều trị ho, bệnh nhân có thể lấy lá tía tô tươi, sau đó nghiền lấy nước uống. Hoặc cũng  có thể nấu lá tía tô với rễ cây cát cánh. Đặc biệt, có thể sử dụng tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng rất hiệu quả.

Viêm họng là căn bệnh phổ biến hiện nay, tuy nhiên bạn cần nhận biết và điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ trở thành kinh nghiệm hữu ích trong cuộc sống của bạn.

Nếu mà vẫn chưa khỏi nên đến bệnh viện để khám và chữa bệnh – Hãy ghé thăm bệnh viện Bạch Mai

– Nguồn: Tổng hợp – CTV: Hồng Ngọc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *