An cung ngưu hoàng hoàn là gì? sử dụng có tốt không?

thanh-phan-an-cung-nguu-hoang-hoan-gom-nhung-gi

 

Vốn được mệnh danh là “ thần dược cứu mạng”, An cung ngưu hoàng hoàn là gì luôn là cái tên được mọi người nhắc đến nhiều nhất từ trước đến nay. Sản phẩm này có công thức bào chế tuyệt vời mà bất cứ ai cũng muốn khám phá và tìm hiểu vậy an cung ngưu hoàng là gì? sử dụng có tốt không?.

An cung ngưu hoàng hoàn là gì?

An cung ngưu hoàng ( tiếng Trung 安宫牛黄丸, Angongniuhuang) là tên của một vị dược liệu độc đáo và nổi tiếng của Y học cổ truyền Trung Quốc. Tác giả của vị dược liệu này là Danh y Ngô Quốc Thông, đời nhà Thanh của Trung Quốc, bào chế ở dạng viên hoàn, sử dụng để uống.

An cung ngưu hoàng hoàn xuất hiện từ năm 1798,chuyên xử lý và chủ trì “ xử lý các bệnh trong thời tiết nóng” ( Theo khoa học ngày nay thường gọi là những bệnh được gây ra từ việc ăn nhiều đường, nhiều đạm động vật), là dược phẩm chuyên xử lý các triệu chứng khẩn cấp nổi tiếng nhất trong các loại dược liệu Đông y truyền thống của Trung Quốc. Từ xưa đến nay, sản phẩm này thường được mệnh danh là “ cứu người tức khắc, kéo lại sự sống ngay tức thời”.

Có bao nhiêu loại an cung ngưu hoàng hoàn?

thanh-phan-an-cung-nguu-hoang-hoan-gom-nhung-gi

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, an cung ngưu hoàng hoàn có nhiều loại khác nhau, tương ứng với những thành phần trong các viên an cung ngưu này cũng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có một số sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàn được cấp giấy chứng nhận và được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành.

Để biết có bao nhiêu loại an cung ngưu hoàng hoàn, ta cần phải dựa trên nhiều yếu tố và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Theo đó, an cung ngưu hoàng hoàn được phân loại như sau:

– Viên an cung ngưu hoàng hoàn Trung Quốc:

Do danh y Ngô Cúc Thông ( đời nhà Thanh) sáng chế, công thức đã được ghi lại trong cuốn “ Ôn bệnh điều biện” – Sách Đông y của Trung Quốc. Công thức này đã được lưu truyền cách đây hàng trăm năm, công dụng của vị dược liệu này đã được chứng minh qua hàng thập kỷ với hàng ngàn bệnh nhân. Một số sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàn Trung Quốc nổi tiếng bao gồm:

+ An cung ngưu hoàng hoàn hộp thiếc Đồng Nhân Đường

+ An cung ngưu hoàng hộp giấy chữ đỏ, chữ đen

+ An cung ngưu hoàng hoàn Nam Kinh

+ An cung ngưu hoàng hoàn Rùa Vàng

– Viên an cung ngưu hoàng hoàn Hàn Quốc:

Được công nhận là thực phẩm chức năng bởi Bộ Y tế Hàn Quốc cấp phép lưu hành từ rất lâu. Những sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàn Hàn Quốc được sản xuất dựa trên những tiêu chuẩn GMP của WTO ( Tổ chức Y tế thế giới). công thức này đã được loại bỏ các thành phần tạp chất có khả năng gây độc hại cho cơ thể.

Các sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàn Hàn Quốc bao gồm:

+ An cung ngưu hoàng hoàn hộp đỏ tổ kén Vũ Hoàng Thanh Tâm.

+ An cung ngưu hoàng hộp xanh Kiện não hoàn.

+ An cung ngưu hoàng hoàn hộp màu vàng.

Thành phần an cung ngưu hoàng hoàn là gì?

Thành phần an cung ngưu hoàng hoàn là gì
Thành phần an cung ngưu hoàng hoàn là gì

Trong nội dung của báo vnexpress.net số ra ngày 4/4/2018 của tác giả Phương Trang cũng đã từng đề cập: “ Dùng thuốc an cung ngưu hoàng hoàn theo công văn của cục Quản lý dược – Bộ Y tế”:

An cung ngưu hoàng hoàn là bài thuốc Đông y nổi tiếng, dược liệu nổi tiếng tập hợp một số loại thành phần dược liệu nổi tiếng ( lưu ý là thành phần có thể thay đổi tùy theo từng sản phẩm, bài thuốc) nhưng phổ biến nhất vẫn là những thành phần: ngưu hoàng, xạ hương, hùng hoàng, hoàng liên…

– Ngưu hoàng tự nhiên: Thành phần có vị đắng, cam, tính lạnh, thơm có tác dụng giúp làm giảm đờm, nhẹ tim, hồi sức, giảm lạnh gan, giải độc đã được ghi trong “ Thần y bản thảo kinh”.

– Xạ hương tự nhiên: Có hương thơm đặc trưng. Theo Đông y, xạ hương có tác hồi sức, phân tán, giải độc.

Sự kết hợp của hai loại thảo dược này, 1 vị có tính ôn, 1 vị có tinh hàn, tương phản nhưng hỗ trợ. Xạ hương trong thành phần của an cung ngưu hoàng hoàn không những có tác dụng giúp làm giảm nhiệt, giải độc mà còn giúp đàm trừ khu khiếu, trấn tỉnh an thần…

Ngoài ra, trong sản phẩm còn có nhiều thành phần phổ biến nhất bao gồm: Gừng, Củ Hoài Sơn, Bồ Hoàng, Mạch Môn, Đương Quy, Phòng Phong, Bạch Liễm, Hoàng Cần, Bạch thược, Long não, Thần khúc, Ngưu hoàng, Rễ sâm, Bạch truật, linh Dương giác, Võ quế, mật ong, xuyên khung, Sài hồ…

Trong Công văn 11393/QLD- ĐK Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế ngày 04.07/2014 cũng đã công bố về các thành phần trong hướng dẫn sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn như sau:

An cung ngưu hoàng hiện đang được lưu hành trên thị trường Việt Nam với nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau như Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên…được nhập khẩu chính thức qua Việt Nam thông qua đường phi mậu dịch hoặc nhập khẩu chính thức. Hiện nay, có 04 loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp số đăng kí, phải được sử dụng, kê đơn của các Thầy thuốc Đông y.

Theo đó, trong Dược điển Trung Quốc 2010, thành phần được sử dụng trong sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàn 3gram bao gồm các loại thành phần như sau:

– Ngưu hoàng (Bovis Calculus)100g

– Thủy ngưu giác (Pulvis cornus bubali concentratus)200g

– Xạ hương hoặc Xạ hương nhân tạo (Moschus hoặc Moschus Artifactus)25g

– Trân châu (Margarita 50g

– Chu sa (Cinnabaris) 100g

– Hùng hoàng (Realgar) 100g

– Hoàng liên (Rhizoma coptidis) 100g

– Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 100g

– Chi tử (Fructus Gardeniae) 100g

– Uất kim (Radix Curcumae) 100g

– Băng phiến (Borneolum syntheticum) 25g

– Mật ong tinh luyện vừa đủ.

Tác dụng của an cung ngưu hoàng hoàn

Trong cuốn “Bản thảo kinh” – một trong các y văn cổ nhất của Y học cổ truyền Trung Hoa đã nói về an cung ngưu hoàng hoàn trong việc chủ trị “ nhiệt thịnh kinh khoảng” giúp hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, trừ đàm, trấn kinh khai khiếu, chống co giật do sốt cao, chống viêm tiêu thũng…

Theo TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, mỗi viên hoàn an cung ngưu hoàng hoàn 4gram có sự kết hợp giữa các thành phần mang đến tác dụng giải độc, thanh nhiệt, khai khiếu, trấn kinh an thần. An cung ngưu hoàng hoàn được dùng để điều trị nhiệt độc khi đi vào huyết, vào phần dinh của cơ thể, làm tổn thương kinh lạc, bệnh nhân hôn mê, sốt cao, lên cơn co giật.

Trong cuốn “ Thuốc Đông y hiệu nghiệm” đã đăng tại chuyên mục: Học viện Trung y Thượng Hải Trung Quốc đã sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh nhân ( bao gồm người lớn, trẻ em) bị viêm màng não, sốt cao,viêm phổi nhiễm độc, hôn mê, gan nhiễm độc trên hơn 200 bệnh nhân kết quả tốt.

Ngoài ra, vị dược liệu này còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho một số bệnh nhân uống nhiều rượu bia làm huyết nhiệt, gan nóng dẫn đến xuất huyết não, huyết áp cao mang đến kết quả tốt. Một số người không mắc bệnh này sử dụng không mang đến tác dụng. Và an cung ngưu hoàng hoàn không có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

Tại Công văn số 11393/QLD-ĐK của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), an cung ngưu hoàng hoàn chống chỉ định cho những trường hợp bị viêm não thể thoái chứng, chảy máu não thất,người bị dương hư, thể hàn, tỳ vị, người bị suy giảm chức năng gan thận, phụ nữ có thai.

Đối tượng sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn

Trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 15/05/2012 Lưu ý khi dùng An cung ngưu hoàng hoàn, TS Đặng Quốc Khánh, trưởng phòng y học dân tộc, Cục Quân y, an cung ngưu hoàng hoàn là bài thuốc cổ phương, được chỉ định trong việc hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, hôn mê do đàm, chấn thương sọ não, nhiệt che mờ tâm khiếu ( các trường hợp gan bị tổn thương, thận bị sốt cao, hôn mê, mê sảng)

Chủ yếu dự phòng tai biến mạch máu não, có thể sử dụng cho giai đoạn di chứng. Tuy vậy, trong bài báo, TS Khánh cũng đã đề cập đến việc an cung ngưu hoàng hoàn không dùng để thay thế các loại thuốc hạ áp, người bệnh cần phải sử dụng theo sự chỉ định của thầy thuốc.

Đối với trường hợp tương tác thuốc, trong Công văn 11393/QLD- ĐK Cục Quản lý Dược cũng đã nêu rõ: Nếu như người dùng đang sử dụng các sản phẩm thuốc Tân dược, cần phải có sự tránh xa những lần uống để làm giảm việc tương tác giữa những loại thuốc cùng nhau. Khi sử dụng viên an cung ngưu hoàng hoàn, người sử dụng nên có chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn các loại thức ăn chua cay, có nhiều chất béo vì trong thành phần có thể làm sinh nội nhiệt và nhiều đờm.

Những người nào được và không được sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn

Theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ Đông y, trong thành phần an cung ngưu hoàng hoan có một số thành phần mang tính hàn như xạ hương, ngưu hoàng, sừng trau…nên những người bị hư hàn, thân nhiệt giảm thì tuyệt đối không bao giờ nên sử dụng, chỉ khiến cho căn bệnh này trầm trọng hơn. Ngoài ra, đối với một số trường hợp có thân nhiệt bị nóng thì nên có sự tư vấn của bác sĩ.

Công văn 11393/QLD- ĐK Cục Quản lý Dược cũng đã đề cập đến việc chống chỉ định sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn dành cho những người tai biến mạch máu não, nhưng ở thể viêm não thoái hóa chứng, chảy máu não và não thất, người bị dương hư, tỳ vị, hư hàn, phụ nữ có thai, người bị mắc bệnh suy gan, suy thận.

Hướng dẫn về cách dùng và liều dùng an cung ngưu hoàng hoàn

Công văn số 11393/QLD- ĐK của Cục Quản Lý Dược, Bộ Y tế công bố ngày 04.07/2014 đề cập đến việc sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn. Loại dược liệu này chủ yếu được dùng theo đường ống, cần phải sử dụng theo đơn, đúng theo sự chỉ định, giám sát chặt chẽ từ các bác sĩ Y học cổ truyền cũng như thầy thuốc Đông y.

– Người lớn: 1 viên/1 lần/ngày;

– Trẻ em dưới 3 tuổi: dùng ¼ viên hoàn, 1 lần/ngày;

– Trẻ từ 4-6 tuổi: ½ viên hoàn, 1 lần/ngày.

Liệu trình sử dụng viên uống an cung ngưu hoàng để hỗ trợ điều trị: 03 ngày liên tục, có thể dùng 05 ngày. Nên nhai viên thuốc hoặc uống từng phần nhỏ.

Trong trường hợp bệnh nhân bị bất tỉnh do sốt cao, hôn mê, có thể dùng thuốc qua đường nuôi dưỡng bằng ống xông dạ dày.

Nếu như trong quá trình sử dụng bị quá liều và xử trí, khi có những biểu hiện quá liều, nên ngưng sử dụng an cung ngưu hoàng cần phải ngay lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, sử dụng các biện pháp cấp cứu thích hợp.

Lưu ý: Sử dụng An cung ngưu cần phải hỏi qua bác sĩ trước khi sử dụng

Trên đây là những thông tin về dược liệu an cung ngưu hoàng hoàn cùng các kiến thức xung quanh vị dược liệu này. Hy vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho quý vị và các bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *