Bảo vệ tim mạch là một trong số những bệnh lý phổ biến hiện nay, đặc biệt ở những người cao tuổi, bị lâu dài còn có thể dẫn đến đột quỵ rất nguy hiểm. Theo thống kê từ viện khoa học Mỹ, có đến hơn 50% cơn đau tim xảy ra vào mùa đông, tỷ lệ tử vong do đột quỵ đỉnh điểm là vào tháng 12 và tháng 1, là hai tháng lạnh nhất ở trong năm. Vì vậy, biện pháp bảo vệ tim mạch trong mùa đông ra sao là vấn đề cần phải quan tâm để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Tại sao nên bảo vệ tim mạch hơn khi vào mùa đông
Vào mùa đông, thời tiết rét lạnh kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của con người mà đối với người bệnh tim, không khí quá lạnh cũng làm suy giảm các chức năng hệ tim lẫn hệ miễn dịch. Từ đó, nguy cơ gia tăng bệnh tật, nhất là ở những người cao tuổi lại càng nghiêm trọng hơn nên phải đặc biệt bảo vệ tim mạch.
Theo số liệu thực hành khi khám chữa bệnh tại các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch ở khu vực miền Bắc cho thấy: Vào những đợt rét đậm, nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C, tỷ lệ người già nhập viện do tim mạch và đột quỵ cực kỳ cao, lên đến bình quân 200 người mỗi ngày khi không có biện pháp bảo vệ tim mạch.
Con số này đang ngày càng có dấu hiệu tăng nhanh trong những năm gần đây bởi sự thay đổi đột ngột của thời tiết, sức đề kháng con người đang có dấu hiệu suy giảm do tác động của môi trường xung quanh. Vì vậy, bản thân mỗi người cần có ý thức nâng cao sức khỏe, phòng ngừa, bảo vệ tim mạch trước bệnh tim mạch càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Quýnh (Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc) nói rằng: “Khi nhiệt độ quá lạnh, mọi người dễ bị hạ thân nhiệt cơ thể đột ngột. Những ngày này, tim cần nhiều oxy hơn do phải hoạt động tích cực để ổn định thân nhiệt. Do đó, nếu không bảo vệ tim mạch và được đáp ứng đủ oxy, hoạt động của tim sẽ bị mất cân bằng, dẫn tính tình trạng đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, đường hô hấp cũng dễ bị viêm nhiễm góp phần làm tăng nguy cơ bị tim mạch”.
Như Bác Trần Văn Quang, 65 tuổi sống tại Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Mỗi khi vào mùa lạnh là bệnh tim của tôi tái phát, phải liên tục ra vào bệnh viện. Nếu không giữ ấm hay có các biện pháp khắc phục thì lại bị khó thở, ho khan, toàn thân đau nhức, tim đập nhanh rất khó chịu khi không bảo vệ tim mạch.
Xem thêm: Tai biến mạch máu não là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Hoặc như bác Nguyễn Thị Phương, 62 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội: “Vốn có tiền sử bệnh tim nên tôi luôn sợ hãi, lo lắng mỗi khi vào mùa đông. Dù đã rất cố gắng thực hiện nhiều biện pháp như tập thể dục, sinh hoạt điều độ…. nhưng năm nào cũng phải nhập viện ít nhất 1 lần.”
Do đó, người bệnh tim, người già nên có các biện pháp bảo vệ tim mạch trong mùa đông cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh trình trạng bệnh xảy ra nặng hơn, gây ra biến chứng nặng nề và để lại hậu quả đáng tiếc.
Biện pháp bảo vệ tim mạch trong mùa đông
Cả bệnh nhân bị tim mạch và cả người nhà đều cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm và tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ tim mạch trong mùa đông kết hợp với chăm sóc sức khỏe như sau:
Hạn chế ra ngoài trời lạnh, nhất là khi sáng sớm khi vừa mới thức dậy. Khi tắm cũng cần phải dùng nước ấm, làm ấm phòng tắm bằng đèn sưởi. Nếu có việc phải ra ngoài thì cần phải giữ ấm đầy đủ từ trên đầu xuống dưới chân.
Với những người cao tuổi, nếu bị lên cơn tăng huyết áp thì đừng vội làm cho huyết áp giảm nhanh xuống. Vì giảm huyết áp đột ngột làm cho mạch máu chưa kịp thích ứng lại, sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi hơn, buồn nôn, đau đầu và chóng mặt. Đừng quên lúc nào cũng phải có thuốc trợ tim bên mình.
Thường xuyên quan sát nhịp thở vào đêm khuya để nếu cảm thấy khó thở, hô hấp nặng nề thì có nghĩa là sức đề kháng yếu, sắp có triệu chứng đau tim. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
Vẫn nên duy trì việc tập thể dục cho đều đặn, nếu quá lạnh thì tập trong nhà. Kết hợp với việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm giàu Omega 4 và vitamin. Ngay khi vừa phát hiện được những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì nên nhập viện sớm chừng nào tốt chừng ấy khi bảo vệ tim mạch.
Cuối cùng, khi bác sĩ đã kê đơn thì cần phải nghiêm khắc tuân thủ, uống đúng liều lượng, đúng giờ, không được tự ý bỏ ngang vì cảm thấy cơ thể đã khỏe hơn. Nếu có tác dụng phụ thì báo ngay với bác sĩ. Bệnh tim mạch không thể hết trong một sớm một chiều được, nên cả bệnh nhân và người nhà đều phải có sự kiên nhẫn thực hiện đầy đủ các biện pháp nêu trên thì mới bảo vệ tim mạch trong mùa đông, để cơ thể khỏe mạnh và an toàn hơn được.