Sâm ngọc linh là cây đặc hữu chỉ có ở 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam Việt Nam có giá trị kinh tế rất lớn, được giới khoa học đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng và hàm lượng saponin, gấp nhiều lần nhân sâm Triều Tiên. Bởi vậy việc tìm ra cây sâm Ngọc Linh có thể nói là một trong những phát hiện quan trọng bậc nhất của y dược Việt Nam và thế giới.
Sâm ngọc linh là gì?
Sâm ngọc linh có tên khoa học là Panax vietnamensis là loại cây thuộc họ cuồng cuồng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm k5), sâm trúc (tiết trúc nhân sâm, sâm đốt trúc), dân gian gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu là loại sâm rất quý chỉ tìm thấy trong những cánh rừng nguyên sinh ở các huyện miền núi Ngọc Linh, huyện Đăk Tô, huyện Tu Mơ Rông thuộc tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. 1 số các địa điểm khác như núi Ngọc Lum Heo ở xã Phước Lộc, Huyện Phước Sơn hoặc đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam cũng có rải rác sâm ngọc linh.
Đặc điểm loài và phân bố của sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh thường được tìm thấy ở những khu rừng già, rừng nguyên sinh, âm u, nguyên sơ ít có bước chân của con người đặt tới. Thường những nơi thấy sâm ngọc linh là ở đỉnh núi với độ cao 1200 – 2100 m, sâm mọc dày thành đám dưới các tán rừng, dọc theo bờ suối, quanh các con đường thác nước nơi có đất ẩm, nhiều mùn, ít ánh nắng.
Thích nghi nhanh chóng dưới các tán rừng sâu, nguyên sinh đất ẩm nên nhiệt độ thcihs hợp nhất của sâm Ngọc Linh là 20 – 25 độ C, ban đêm 15 – 18 độ C, sâm có thể sống rất lâu, trung bình lên đến 100 năm, sinh trưởng chậm nên giàu dưỡng chất. Dưỡng chất quan trọng nhất tích tụ trong rễ sâm, đây cũng là bộ phận giá trị nhất, sâm thường được khai thác khi đủ 3 năm tuổi, căn cứ vào các vết sẹo rụng trên đầu mỗi củ sâm để nhận biết tuổi của sâm, mùa đông là mùa thu hoạch tốt nhất của sâm.
Sâm Ngọc Linh mọc nhiều nhất tập trung ở chân núi Ngọc Linh, Quảng Nam – Ngọn núi với độ cao 2.578 m đất chủ yếu là vàng đỏ trên nền đá granit dày 50 cm, độ mùn rất cao, tơi xốp, nguyên sinh nên được gọi là sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh là loại thân thảo sống lâu năm, cao 40 – 100 cm, ban đầu nhìn lá và hoa rất giống nhân sâm Triều Tiên nhưng nếu soi kĩ vào thân rễ sẽ thấy rễ có các vết đốt sẹo nhưng đót trúc do thân kí sinh rụng hàng năm để lại. Cũ rễ sâm càng dài, càng nhiều đốt thì niên đại của sâm càng cao. Cây sâm dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc tím, nhỏ, chỉ 4 – 8 mm, thân rễ đường kính 1 – 2 cm, mọc bò ngang củ như hoàng tình cách mặt đất chỉ khoảng 1 – 3cm. Lá sâm ngọc linh có hình mang lá mỗi thân mang lá là 1 là 1 đốt dài khoảng 0,5 – 0,7 cm, sâm chỉ có 1 lá duy nhát nhất không rụng từ năm 1 – 3, từ năm thứ 4 mới có thêm 2,3 lá.
Sâm Ngọc Linh 4 – 5 tuổi bắt đầu có hoa, hoa hình tán đơn mọc thẳng với thân, cuống tán hoa dài 10 – 20 cm, kèm 1 – 4 tán phụ hoặc 1 hoa tiêng lẻ dưới tán chính, mỗi tán 60 – 100 hoa, cuống hoa rất ngắn 1 – 1,5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5. Quả sâm ngọc linh dài 0,8 – 1 cm, khi xanh màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục chín chuyển màu đỏ cam với chấm đen không đều ở đỉnh quá. Trong quả chứa 1 hạt, 1 cây bình quân có 10 – 30 quả.
Lịch sử sâm Ngọc Linh và quá trình đưa sâm Ngọc Linh thành “Quốc bảo” Việt Nam
Trước khi được các nhà khoa học phát hiện và nghiên cứu cách đây hàng thế kỷ các già làng người dân tộc thiểu số xê – Đăng sinh sống tại Quảng Nam, KonTum đã sử dụng sâm Ngọc Linh như 1 loại củ rừng dùng đễ tăng cường sức khỏe, chữa 1 số bệnh suy kiệt do sốt rét, rắn cắn, ốm nặng lâu ngày. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp chính các già làng xê Đăng là người dùng củ sâm Ngọc Linh để chữa các vết thương cho bồ đội bị thương hay bị đói, rét, suy kiệt trong rừng già, từ những manh mối này do nhu cầu của cuộc kháng chiến ngành dược khu Trung Trung Bộ đã quyết tâm phải tìm ra cây sâm chi Panax tại 2 tỉnh này (Quảng Nam – Kon Tum).
Đến 1973 khu y tế Trung Trung Bộ cứ 1 tổ cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn bá Hoạt, dược sĩ Trần Thanh Dân là thanh viên đi vào rừng sâu hướng theo núi Ngọc Linh ở Huyện Đăk Tô tỉnh KonTum, sau nhiều tháng băng rừng vượt suối đến 9h sáng ngày 19/03/1973 ở độ cao 1800m so với mặt nước biển đoàn đã tìm thấy cây sâm đầu tiên, chiều cùng ngày thì thấy 1 quần thể sâm rộng lớn ở phía Tây núi Ngọc Linh.
Tháng 10/1978 tổ công tác thứ 2 lên núi Ngọc Linh và tìm được 1 vùng dài hàng chục km với 6.000 – 7.000 cây sâm mọc dầy đặc độ từ 1m – 7,8 m 1 cây, nghiên cứu và khẳng định những giá trị vô giá của sâm Ngọc Linh.
Giai đoạn 1995 – 1998 sâm Ngọc Linh bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ cạn kiệt, cần phải bảo tồn.
Từ năm 2004 – đến 2014 2 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam cùng nhà nước có rất nhiều đề án quy hoạch, phát triển, khai thác, bảo tồn sâm Ngọc Linh bền vững.
Đến nay sâm Ngọc Linh trở thành loại sâm được các nhà khoa học đánh giá cao nhất, có hàm lượng dinh dưỡng (đặc biệt là hàm lượng saponin) tốt nhất trong các loại nhân sâm, vượt trội hơn cả nhân sâm Triều Tiên. Sâm núi Ngọc Linh cũng chỉ được tìm thấy ở Tỉnh Kon Tum và Quảng Nam vì vậy số lượng rất ít, khan hiếm, giá trị sâm đắt đỏ, sâm càng lâu năm giá trị càng cao.
Chuyên gia đánh giá về Sâm Ngọc Linh
Dược sĩ Đào Kim Long – người tìm thấy cây sâm Ngọc Linh cho biết núi Ngọc Linh chính là quê hương hương của cây sâm mới, vô cùng quý hiếm, chưa từng xuất hiện ở bất kỳ 1 nơi nào trên thế giới.
Tiến sĩ Trần Chí Liêm – Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam thời bấy giờ khẳng định việc tìm ra sâm Ngọc Linh là: Cống hiến quan trọng cho khoa học, bổ sung tri thức mới về vùng phân bố chi Panax xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sụng cho chi Panax họ Araliaceae một loài mới.
Trên báo dân trí online https://dantri.com.vn/ có bài đăng:”Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:”Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam” số ra ngày 5/9/2018: Trong đó Thủ tướng khẳng định, nhấn mạnh giá trị của Sâm Ngọc Linh mà theo các nhà khoa học không có loại sâm nào trên thế giới có được, Thủ tướng nêu rõ: Đây là quốc bảo của Việt Nam, một trong những sản phẩm quan trọng nhất về dược liệu và quốc bảo này cần gắn liền với quốc kế dân sinh”.
Trên báo http://vnexpress.net/ có bài đăng “4 loại nhân sâm nổi tiếng trên thế giới” số ra ngày 29/8/2018 do tác giả Thúy quỳnh ghi chép có trích dẫn lời của Phó giáo sự, tiến sĩ Nguyễn Thới Nhâm, người thẩm định giá trị của sâm Ngọc Linh cho biết: “Loại sâm này có những tác dụng mà sâm Triều Tiên hay sâm trung Quốc không có như tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu. Đây là loại sâm quý hiếm nên giá thành rất cao, giá sâm Ngọc Linh dao động từ vài chục đến vài trăm triệu 1 kg, tùy vào tuổi cây. Sâm Ngọc Linh rất tốt với trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sức khỏe yếu. Nên dùng với trẻ từ 16 tuổi trở lên”.
Trên báo Pháp luật online: http://plo.vn/ có bài đăng “ Ngọc linh loại sâm tốt nhất thế giới chỉ có ở Việt Nam” số ra ngyaf 8/9/2018 do UBND Tỉnh Quảng Nam, Bộ Y tế, Bộ Khoa Học và Công Nghệ trích dẫn tài liệu có ảnh chi tiết nhận định rất cụ thể về sâm Ngọc Linh theo đó:” Là loại sâm quý hiếm chỉ có ở Việt nam, được xếp vào 1 trong 4 loại sâm tốt nhất thế giới với hàm lượng saponin cao hơn so với các loại sâm khác”.
Nguồn: UBND Tỉnh Quảng Nam, Bộ Y tế, Bộ Khoa Học và Công Nghệ
Năm 1990 Nguyễn Minh Đức, Yamasaki.J (Viện nghiên cứu khoa học Dược, trường ĐH Y Ghiroshima – Nhật) xác định cấu trúc 49 saponin trong sâm ngọc linh (sâm Triều Tiên chỉ 25), phát hiện thêm 24 saponin mới, đặt tên VG.R1 – R24.
2001 Võ Duy Tuấn Yamasaki.J (Viện nghiên cứu khoa học Dược, trường ĐH Y Ghiroshima – Nhật) xác định cấu trúc 19 saponin trong lá sâm ngọc linh, phát hiện thêm 8 saponin mới đặt tên VG.L1-L8.
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu khẳng định sâm ngọc linh giá trị hơn các loại sâm khác, chính yếu tố này đã nâng tầm cho sâm Ngọc Linh Việt Nam.
Nghiên cứu thành phần của sâm Ngọc Linh
Tiến sĩ Trần Công Luận – Trung tâm Sâm và dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh – Viện dược liệu là người đi đầu nghiên cứu, thống kê đầy đủ các thành phần có trong sâm Ngọc Linh.
Những nghiên cứu về đặc điểm sâm, thành phần, tác dụng đều cho thấy sâm Ngọc Linh là loại rất quý cần được bảo về và bảo tồn để phục vụ nguyên liệu làm thuốc. Cụ thể trong thành phần hóa học của sâm Ngọc Linh Tiến sĩ Trần Công Luận tìm thấy:
- 17 loại axit béo
- 18 loại axit amin
- 20 nguyên tố đa vi lượng
- Hợp chất sterol: Nhóm B-sitosterol và daucosterin
- Hợp chất Gluxit
- Hàm lượng tinh dầu
Đặc biệt là thành phần hoạt chất chính của saponin trong sâm Ngọc Linh lên đến 52 hợp chất saponin bao gồm 26 saponin đã biết có trong nhân sâm Triều Tiên, Hàn Quốc và 26 saponin có cấu trúc mới được đặt tên là Vina-ginsenoside-R1-R24 và 20-O-Me-G.RH1,3,4,5. Sa ponin được xem là hoạt chất quyết định đến tác dụng, giá trị của sâm.
Ngoài ra còn chứa thành phần hợp chất Polyacetylene.
Bảng nghiên cứu 1 số thành phần hóa học của sâm ngọc Linh do Tiến sĩ Trần Công Luận – Trung tâm Sâm và dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh – Viện dược liệu nghiên cứu:
- Thành phần axit béo
STT | Số cacbon của hợp chất | (%) | Tên của axit béo |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 | 8C 10C 11C 12C 13C 14C 15C 15C1= 16C 16C1= 17C 17C1= 18C 18C1= 18C2= 18C3= 20C | vết vết vết 0,22 0,31 1,33 0,40 0,31 29,62 vết 1,13 vết 4,48 13,26 40,04 2,61 1,51 | Acid caprylic Acid capric Acid lauric Acid myristic Acid pentadecausic Acid palmitic Acid palmitoleic Acid heptadecausic Acid stearic Acid oleic Acid linoleic Acid linolenic Acid arachidic |
- Thành phần axit amin
STT | Axit amin | Axit amin tự do(%) | Axit amin thủy giải (%) |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 | Tryptophan Lysin Histidin Arginin Axit Aspartic Threonin Serin Axit Glutamic Prolin Glycin Alanin Cystin Valin Methionin Isoleucin Tyrosin Phenylanin | 10,20 17,9 1,02 46,66 7,60 1,20 5,12 2,05 3,07 4,10 – 1,53 0,51 0,51 1,02 0,51 0,51 | – 5,29 2,59 12,90 10,38 5,19 5,19 6,49 15,58 5,19 5,19 vết 1,29 vết 2,59 5,19 6,49 6,49 |
- Thành phần nguyên tố đa vi lượng
STT | Nguyên tố vi đa lượng | Hàm lượng (ppn) | STT | Nguyên tố vi đa lượng | Hàm lượng (ppn) |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 | K Ca Mg Fe Sr Ti B Rb Mn Zn | 9349,19 2844,74 1950,19 491,21 169,87 120,65 140,00 91,62 68,10 26,11 | 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 | Br Ni Cu Cr Y I Co As Se Hg | 17,27 10,61 6,23 4,10 1,51 0,24 0,15 0,10 0,05 0,04 |
- So sánh hàm lượng saponin có trong các loại sâm
Năm 1987 Tiến sĩ Nguyễn Thời Nhâm (giám đốc Trung tâm sâm Việt Nam) kết hợp với các chuyên gia về sâm đến từ viện dược liệu Ba Lan, Nhật Bản nghiên cứu cho thất kết quả trong rễ củ sâm Ngọc Linh chứa đến 52 saponin (gấp đôi saponin có trong tất cả các loại nhân sâm Triều Tiên, Trung Quốc…) trong đó có 26 saponin mới, có tính kháng khuẩn kháng ung thư, axit béo mà các loại saponin trong nhân sâm khác không có. Trong 26 saponin cấu trúc mới này tổng hàm lượng lên đến 10, 82% ao gấp 3 lần sâm Triều Tiên (26 saponin, hàm lượng 3,52%), 2 lần sâm Mỹ (14 saponin, hàm lượng 3,83%) và Trung Quốc 23 saponin, hàm lượng 4.87%.
Nguồn: Báo http://vnexpress/
Nghiên cứu công dụng của sâm Ngọc Linh
Theo tác giả Trần Ngoan viết bài “thực hư công dụng thần dược của sâm Ngọc Linh đăng tải báo vnespress số ra ngày 5/5/2017 cũng nêu rất rõ sự đặc biệt về công dụng của sâm Ngọc Linh trong đó khẳng định vì là loại sâm mọc trong rừng nguyên sinh nên có hàm lượng saponin rất cào, ngoài ra còn tổng hợp các chất quan trọng khác như polyacetylen, axit béo như palnitic, stearic, oleic, linoleic… đủ 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 20 nguyên tố vi lượng và các thành phần gluxit, tinh dầu khác nên sâm Ngọc Linh có công dụng: “Tăng cường sinh lực, chống lại sự mỏi mệt, hồi phục cơ thể nhanh chóng tương tự như nhân sâm Triều Tiên nhưng lại có thêm khả năng tăng sự thích ứng của cơ thể với những biến đổi của môi trường, cho cơ thể sức đề kháng tốt hơn.
Một số thành phần lại có thể bảo vệ tế bào, hồi sinh các hồng cầu, bạch cầu bị giảm, tăng nội tiết tố sinh dục. Một số chất giữ vai trò kháng viêm, khãng khuẩn, điều hòa nhịp tim, cho mạch máu lưu thông từ đó chống xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu, thải độc gan và các khuẩn đặc biệt gây bệnh cho đường họng như chủng streptococcus.
Còn theo tác giả Minh Anh với bài đăng “Việt nam có sâm tốt nhất thế giới, “khắc tinh của ung thư” ra ngày 12/06/2017 trên báo Vnexpress lại trích dẫn lời của TS Phùng Xuân Giang:” Ngoài những tác dụng chống stress, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, chức năng gan, giảm cholesterol… sâm Ngọc Linh có tác dụng hữu hiệu với bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy người bị tiểu đường dùng sâm Ngọc Linh giúp ăn ngon, ngủ ngon, lên cân, tăng thị lức, sức đề kháng, giảm lipit máu, ổn định huyết áp”.
Theo Tiến sĩ Phùng Xuân Giang nhiều người bị ung thư giai đoạn cuối có thể dùng sâm ngọc linh tươi 35 – 40g/ngày hoặc 10g khô/ ngày để bớt đau, tốt hơn dùng các loại giảm đau khác kể cả opait, dùng lâu dài có thể tăng hệ miễn dịch, giảm đau, làm giảm các tác dụng phụ của xạ trị như rụng tóc, da khô, thiếu máu…”.
Ngoài ra sâm Ngọc Linh cũng có tác dụng tốt với các bệnh yếu sinh lí, tăng cường sức khỏe, tăng sự tỉnh táo tinh thần như nhân sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.
Hướng dẫn sử dụng và cách dùng sâm Ngọc Linh
Có rất nhiều cách sử dụng Sâm Ngọc Linh, dưới đây là 2 cách sử dụng phổ biến nhất:
Sâm Ngọc Linh ngâm rượu
Ngâm tương tự như với nhân sâm Hàn Quốc, nhân sâm Triều Tiên, Sâm Ngọc Linh từ 3,4 năm tuổi trở lên ngâm với rượu trắng 35 độ, sau 1 tháng có thể dùng. Bình rượu sâm Ngọc Linh không chỉ mang giá trị to lớn về sức khỏe còn là niềm tự hào của chủ nhân với bạn bè, khách đến chơi bởi sâm Ngọc Linh rất quý và đắt không phải ai cũng có cơ hội được dùng loại sâm này.
Rượu sâm ngọc linh – nguồn Onplaza
Rượu sâm Ngọc Linh có thể uống hàng ngày với số lượng ít, ngày 1 – 2 chén nhỏ, uống vào buổi sáng hoặc trưa, không nên dùng vào buổi tối. Dùng thường xuyên với số lượng vừa phải có tác dụng rất tốt trong tăng cường sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ tốt, sức khỏe tốt, tinh thần khỏe khoắn, đặc biệt nam giới dùng rất tốt cho bệnh về sinh lí.
Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong
Sâm ngọc linh ngâm mật ong phù hợp với đối tượng phụ nữ, người trung niên, trẻ vị thành niên không dùng được rượu. Ngâm sâm Ngọc Linh mật ong tương tự cách ngâm sâm Hàn Quốc mật ong, sâm 3,4 năm tuổi rửa sạch, thái lát mỏng ngâm cùng mật ong rừng, sau 1 tháng có thể dùng được. Dùng hàng ngày ăn 1 2 lát sâm và pha nước mật ong ngâm sâm cũng nước ấm uống vào mỗi buổi sáng.
Dùng theo định kì 3 – 6 tháng hoặc dùng lâu dài sẽ thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt, tinh thần trẻ khỏe, sức đề kháng tốt, ăn ngon, ngủ được, hạn chế ốm vặt, các bệnh liên quan đến virus…
Trà sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh thái lát mỏng, pha như trà sen, mỗi ấm trà chỉ cho 1 – 2g/sâm/lần dùng, đổ nước sôi như pha trà, sau 5 phút có thể dùng. Uống hết nước có thể nhai cả bã và nhuốt. Pha trà từ bột sâm ngọc linh cũng tốt, sâm ngọc linh phơi khô tán thành bột mịn pha trà, mỗi lần 1 – 2g pha như sâm ngọc linh tươi.
Rất thích hợp với người già, người kém ăn, mất ngủ, mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch.
Lưu ý khi dùng sâm Ngọc Linh
Trên báo http://danviet.vn/ của tác giả Diệu Thu số ra ngày 21/06/2017 với tiêu đề “Sâm Ngọc Linh có công dụng gì đối với sức khỏe” thì bác sẽ cao cấp y học cổ truyền Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công ngoài khẳng định công dụng còn lưu ý về cách dùng như sau:
“sâm Ngọc Linh không nên dùng với phụ nữ mang thai vì có khả năng tăng cường nội tiết sinh dục nên nếu dùng sâm Ngọc Linh dễ gây co bóp thành tử cung, không tốt cho thai nhi. Sâm có tính mát khá lành tính nhưng người đang bị đau bụng thể hàn, mác các bệnh tiêu chảy, lạnh bụng cũng không nên sử dụng”.
Cũng theo bác sĩ Công “Trẻ nhỏ không dùng sâm Ngọc Linh, cơ thể trẻ còn yếu khó có thể hấp thu hết lượng dinh dưỡng khổng lồ có trong sâm Ngọc Linh, trẻ trên 16 tuổi thấp còi, suy dinh dưỡng nếu muốn dùng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt tránh dùng sâm trước khi ngủ sẽ gây tỉnh táo, bồn chồn, phấn khích”.
Trong rất nhiều cuộc gặp gỡ giữa Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Kon Tum Thủ Tướng yêu cầu cần xây dựng chính sách quy hoạch phát triển bảo tồn và khai thác bền vững Sâm Ngọc Linh, đưa Sâm Ngọc Linh trở thành “Quốc Bảo” của Việt Nam. Để bảo tồn loại sâm quý hiếm này không chỉ cần sự vào cuộc của nhà nước, các ban ngành mà còn đông đảo nhân dân, hạn chế khai thác sâm bừa bãi, thiếu quy hoạch, đưa các loại tam thất giả làm sâm Ngọc Linh ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia.
Như vậy trong bài viết trên đã giới thiệu rõ về nguồn gốc, thành phần, chất lượng của sâm núi ngọc linh đến với mọi người, giá trị của sâm ngọc linh rất đắt, củ càng nhiều năm giá càng cao, chính vì vậy hãy là người tiêu dùng thông thái khi mua sâm ngọc linh để sử dụng.
Xem thêm các bài viết khác về sâm núi ngọc linh qua đường dẫn sau: https://diendankhoedep.com/tag/sam-ngoc-linh/
Nguồn: Tổng hợp – Biên tập: Phượng Nguyễn