Bệnh quai bị là căn bệnh do một loại virus gây ra và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Vậy bệnh quai bị là gì, biểu hiện, triệu chứng cũng như nguyên nhân, cách điều trị bệnh như thế nào là tốt nhất?
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là căn bệnh do một loại virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Những trẻ em ở độ tuổi từ 5-14 tuổi là những đối tượng mắc căn bệnh này phổ biến. Căn bệnh này thường gây ra hiện tượng đau sưng tuyến nước bọt, kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và còn một số cơ quan khác.
Bệnh có tính truyền nhiễm, lây lan rất cao từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp như nước bọt, ho, hắt hơi và một số vật dụng cá nhân.
Nguyên nhân của bệnh quai bị
Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh quai bị là do một loại virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Loại virus này có tốc độ lây lan rất mạnh và có thể trở thành dịch bệnh ở khắp mọi nơi. Người bệnh có thể gặp loại virus này qua một số con đường lây nhiễm như:
– Tiếp xúc trực tiếp với những người bệnh bị mắc quai bị. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh quai bị. Loại virus Paramyxovirus gây ra bệnh có tốc độ lan rất nhanh nên sẽ dễ phát sinh và trở thành dịch bệnh. Vì thế, nguy cơ tiếp xúc với người bệnh sẽ mắc bệnh rất cao.
– Do người mắc quai bị hắt hơi, ho, lây lan virus qua môi trường không khí. Virus Paramyxovirus hoàn toàn có thể lây lan qua những con đường tiếp xúc bên ngoài như hắt hơi, ho, tuyến nước bọt sẽ tấn công.
– Ăn chung với người mắc bệnh quai bị. Khi ăn chung, tuyến nước bọt sẽ rất dễ truyền nhiễm Paramyxovirus gây bệnh quai bị. Do đó, những người sức đề kháng yếu phải thật cảnh giác về điều này.
Như đã nhắc ở trên, trẻ em là đối tượng khá phổ biến và có tỉ lệ cao mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên nói như vậy không đồng nghĩa với việc người lớn không mắc bệnh, nhưng tỉ lệ mắc bệnh ở người lớn không cao.
Triệu chứng của quai bị
Bệnh quai bị được thể hiện rõ qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, trên thực tế ở mỗi giai đoạn triệu chứng này sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng bệnh quai bị qua từng giai đoạn mà bạn có thể tham khảo.
Thời gian ủ bệnh
Từ sau khi tiếp xúc với loại virus gây quai bị khoảng 14-25 ngày, thay đổi từ 2-4 tuần, trung bình từ 17-18 ngày, lúc này bệnh nhân vẫn chưa có triệu chứng nào cụ thể
Thời kỳ khởi phát
Vào thời điểm này, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như sau:
– Suy nhược cơ thể, kém ăn, cảm giác miệng khô đắng, khó nuốt. Thời kỳ này người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, luôn rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi, bủn rủn tay chân.
– Mệt mỏi toàn thân, khó chịu và đau đầu. Ở giai đoạn khởi phát, tuy vẫn chưa có nhiều biểu hiện rõ rệt nhưng về cơ bản cơ thể, toàn thân mệt mỏi, khó chịu và xuất hiện cảm giác đau đầu, đau nửa đầu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh.
– Bị sốt nhẹ, không kèm lạnh run. Khi có triệu chứng này nguy cơ rất cao bệnh quai bị đang khởi phát.
– Tuyến mang tai to dần và đau nhức, đau gia tăng khi thăm khám hoặc nhai
Thời kỳ toàn phát
Đây là thời kỳ thể hiện rõ nhất các triệu chứng của bệnh:
– Tuyến mang tai sưng to và đau nhức một bên, sau khoảng vài ngày sẽ đau lây sang bên đối diện và diễn ra trong vòng 1 tuần sau đó nhỏ lại.
– Cảm giác đau nhức sẽ lây lan sang vùng tai, xương quai xanh, hàm dưới và làm mất rãnh dưới hàm. Tuyến sưng to cũng sẽ phình ra ngoài và lên trên, da trên tuyến đỏ, không nóng
Cách phòng chống bệnh quai bị
Miễn dịch chủ động
Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị là một trong những biện pháp nên làm để phòng tránh căn bệnh này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vacxin phòng bệnh có thể sử dụng ở bất kỳ một thời điểm nào ở trẻ em trên 1 tuổi, thích hợp nhất là từ 12-15 tháng.
Miễn dịch thụ động
Căn bệnh quai bị có thể lây lan qua đường hô hấp. Chính vì vậy cách tốt nhất và hiệu quả nhất để phòng bệnh chính là cách ly với người bệnh. Những người mắc bệnh quai bị cần được cách ly cho tới khi nào hết sưng nhằm tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho người khác.
Trong gia đình, khi có người mắc bệnh quai bị thì cần phải đeo khẩu trang và không được sử dụng chung các đồ vật dụng cá nhân.
Trên đây là những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc quai bị là gì? Hy vọng bài viết này sẽ đem tới những thông tin bổ ích giúp bạn có thể phòng tránh một cách kịp thời.
Xem thêm bài viết: Giới thiệu về bệnh viên răng hàm mặt trung ương