Mụn cóc là gì? mụn có có lây không, cách điều trị thế nào?

Thông thường, mụn cóc xuất hiện trên ngón tay, bàn tay và một số khu vực khác. Tuy nhiên, để tránh lây lan sang bộ phận khác hoặc người khác cần điều trị dứt điểm. Vậy mụn cóc là gì? khi bị thì làm cách nào để tẩy và chữa dứt điểm

Mụn cóc gây rất nhiều trở ngại cho người bệnh

Mụn cóc gây rất nhiều trở ngại cho người bệnh

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc thực tế là tình trạng tăng sinh lành tính diễn ra ở lớp nông thượng bì. Nguyên nhân là do da nhiễm siêu vi HPV (human papillomavirus). Bệnh này thường rất hay gặp ở trẻ nhỏ và đối tượng thanh thiếu niên. Mụn cóc thường có màu trùng với màu của da, một số trường hợp cũng có thể có màu nâu, màu đen hoặc màu xám đen, xuất hiện phẳng, mịn trên bề mặt da.

Thực tế hiện nay số người bị mụn cóc ngày càng tăng lên nhưng không phải ai cũng biết cách điều trị để tránh lây lan, gây mất thẩm mỹ cho chính mình.

Mụn cóc có lây không?

Vi rút HPV gây ra mụn cóc có thể lây nhiễm sang người khác nếu như họ tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc hoặc cùng sử dụng chung các đồ vật như quần áo hoặc khăn tắm.

Ngoài ra, một số môi trường tạo điều kiện cho mụn cóc lây lan khác như phòng tập gym, hồ bơi, các khu vui chơi công cộng. Đặc biệt, siêu vi HPV còn có khả năng lây qua lành tính vì thế khi tiếp xúc với những người bệnh bị mụn cóc bạn nên cẩn thận. Bên cạnh đó, đối với da có sẵn vết thương, trầy xước hoặc gặp phải một số bệnh lý như giảm miễn dịch, chàm da thì nguy cơ nhiễm siêu vi này cũng rất cao.

Mụn cóc có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác, từ người này sang người khác

Mụn cóc có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác, từ người này sang người khác

Cách điều trị mụn cóc

Trước khi chỉ định phương pháp chữa mụn cóc, các bác sĩ thường sẽ cân nhắc đến vị trí, loại mụn cóc, mức độ, tình trạng miễn dịch của da. Trên thực tế, mụn cóc hoàn toàn có thể tái phát sau điều trị nhưng nhiều trường hợp mụn cóc có thể tự mất đi sau 2 – 3 năm mà không cần điều trị.

Việc điều trị mụn cóc có thể áp dụng theo 2 phương pháp sau:

  • Hàng ngày bôi một lớp acid salicylic và acid lactic 15 – 35% và băng kín.
  • Sử dụng nito lỏng chấm hoặc xịt, đốt điện, laser.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa mụn cóc trong dân gian như: Dùng lá tía tô vò nát lấy nước rồi bôi thường xuyên lên nốt mụn. Tốt hơn hết, bạn có thể sử dụng băng dính để giữ cố định trên da. Sau vài tuần thực hiện liên tục mụn cóc sẽ dần dần được “tiêu diệt”. Sử dụng nhựa quả đu đủ bôi lên các nốt mụn, ngày thực hiện 2 lần. Làm đều đặn trong nhiều ngày cho đến khi khỏi mụn. Hoặc có thể dùng nước nguyên chất của 2 nhánh tỏi sau đó trộn với ½ muỗng cafe mật ong, trộn đều hỗn hợp. Sau đó rửa bề mặt mụn thật khô, lấy bông gòn thấm hỗn hợp và thoa lên mụn rồi dùng tay massage nhẹ nhàng cho thấm đều, để khoảng 10 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Viết một bình luận