Bệnh trĩ là gì? triệu chứng và cách điều trị

trieu-chung-cua-benh-tri

Thời gian gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng nhiều, đặc biệt là đối với dân văn phòng và các đối tượng sử dụng rượu bia nhiều. Theo khảo sát của Hội Hậu Môn Trực Tràng Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm 55% dân số. Xu hướng người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Vậy, bệnh trĩ là gì, nguyên nhân cách điều trị bệnh như thế nào và nên ăn gì khi mắc bệnh trĩ. Những thông tin bên dưới sẽ chỉ rõ hơn về bệnh trĩ để để bạn đọc nắm vững kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Bệnh trĩ là gì

benh-tri-la-gi_-trieu-chung-va-cach-dieu-tri

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom được hình thành bởi sự tắc nghẽn, căng giãn quá mức cho phép quy định của tĩnh mạch trĩ trong vùng hậu môn, khiến cho hậu môn bị sưng tấy, viêm nhiễm, mẩn đỏ và phù nề thành từng búi trĩ. Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm tính mạng nhưng lại là nỗi khổ khó nói của nhiều người, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nội tâm, sinh lý  và sức khỏe. Khi bị mắc bệnh nếu không chữa trị để lâu ngày cũng dễ dẫn đến ung thư.

Triệu chứng của bệnh trĩ

trieu-chung-cua-benh-tri

Bệnh trĩ là căn bệnh thầm kín, thường người bệnh mang tâm lý ngại không nói vì đây là phần nhạy cảm, người bệnh thường mang cảm giác mặc cảm. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ mà người bệnh cần biết để đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường là gì?

Táo bón – đau rát ở hậu môn

Dấu hiệu táo bón, đau rát ở hậu môn là giai đoạn đầu của người mắc bệnh trĩ, người bệnh gặp khó khăn trong việc đại tiện, đi lại vận động, ngồi xổm. Khi đại tiện các hậu môn cọ sát vào nhau gây ra đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, điều này làm cho người bệnh cảm thấy ám ảnh và không dám đi đại tiện, lâu ngày bệnh càng phát triển trầm trọng hơn và khó chữa trị.

Bị táo bón nhiều có thể tham khảo: Nước diệp lục trị táo bón hiệu quả

Ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn là dấu hiệu của người bệnh trĩ ở giai đoạn đầu ủ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm ký sinh trùng sinh sôi và phát triển mạnh dây tình trạng ngứa ngáy khó chịu, nếu như gãi nhiều thì càng dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở gây tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Triệu chứng này thường xuất hiện khi về đêm và khi đi đại tiện.

Chảy máu ở hậu môn

Khi đi đại tiện mà ra máu là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ, ở giai đoạn này xảy ra là do các búi trĩ có niêm mạc mỏng dễ gây ra tổn thương khi đi đại tiện. Bệnh nhẹ thì máu ra ít ở hậu môn, bị nặng máu có thể chảy thành nhiều giọt hoặc phun thành tia. Trình trạng trên kéo dài người bệnh sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, đau đớn toàn thân.

Sa búi trĩ

Có hai dạng, sa búi trĩ ngoại thì hiện tượng xuất hiện ở giai đoạn đầu nhưng đối với búi trĩ nội thì đã ở giai đoạn hai sẽ nặng hơn. Khi mới xuất hiện sa búi trĩ chỉ nhỏ như hạt đậu sa ra ngoài và có thể tự co lại. Nhưng đến giai đoạn sau sa búi trĩ phát triển to hơn về kích thước và sa hẳn ra ngoài hậu môn không thể tự co lại được. Ở giai đoạn này người bệnh khi di chuyển mạnh hay chỉ đứng ngồi không cũng cảm thấy đau đớn và khó chịu.

Tiết ra dịch nhầy

Khi bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn này là bệnh trở lên nặng hơn, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, tiết ra một khối lượng chất nhầy khi đó kết hợp với lượng vi khuẩn ở hậu môn gây ra mùi hôi khó chịu, nếu không vệ sinh sạch sẽ  ảnh hưởng rất lớn đối với người bệnh cả về mặt tâm lý lẫn đến sức khỏe.

Cách điều trị bệnh trĩ

cach-dieu-tri-benh-tri

Có nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có cách điều trị theo phương pháp khác nhau, dưới đây là phương pháp chữa bệnh trĩ phổ biến.

Phương pháp nội khoa

Trường hợp bệnh nhẹ, người có thể dùng kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc trợ tĩnh mạch, thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc nhuận tràng, để chữa bệnh trĩ.

Phương pháp ngoại khoa

Khi bệnh trở nên nặng hơn thì phải dùng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH…) hay thủ thuật chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại.

Các phương pháp trên được chỉ định cho trĩ nội ở độ 4, cuối độ 3 và trĩ ngoại có biến chứng, trĩ vòng sa. Để điều trị bằng các phương pháp nào phù hợp, người bệnh cần được thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì

Người bệnh trĩ nên ăn thức ăn gi

Người bệnh trĩ nên ăn gì đó là câu hỏi được nhiều người đưa ra.Trước tiên, người mắc bệnh trĩ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Khi có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh cũng giảm bớt hẳn. Sau đây là những thực phẩm nên ăn khi bị mắc bệnh trĩ.

Trước tiên người bệnh trĩ cần phải uống nhiều nước vì nước sẽ hạn chế được bị táo bón, nên uống từ 1,5l đến 2l nước mỗi ngày, mỗi ngày nên uống ít nhất một ly nước trái, nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Khi ăn uống như vậy khi đi đại tiên sẽ dễ dàng hơn và không bị khó chịu.

Người bệnh trĩ nên bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của mình vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột rất nhiều. Các loại rau củ quả là ứng cử viên số 1 trong việc cung cấp chất xơ.

Do người bệnh trĩ nội trĩ ngoại khi bệnh nặng sẽ ra nhiều máu, chính vì thế cần bổ sung chất sắt cho chế độ ăn uống như:  gan gà, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …ngoài ra cần bổ sung các loại dầu như dầu oliu, giấm táo trong món ăn rau trộn. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn đẩy lùi và hạn chế những triệu chứng của bệnh trĩ.

Thức ăn người bệnh trĩ cần kiêng

Để hạn chế cho bệnh phát triển, người bệnh trĩ cần tránh những thức ăn dưới đây.

  • Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu căng ra, làm bệnh nặng hơn.
  • Không ăn những gia vị cay, nóng như: ớt, tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và khiến việc đại tiện khó khăn hơn
  • Nước ngọt có ga vì làm tăng áp lực trong khung ruột không được sử dụng khi mắc bệnh trĩ
  • Bánh ngọt và sô-cô-la không nên ăn vì 2 loại thực phẩm này không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn.
  • Đồ ăn có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ… là loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên động tới
  • Người bị bệnh trĩ không nên ăn quá no, làm gia tăng áp lực ổ bụng, ảnh hưởng tới các tĩnh mạch trĩ.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh trĩ là gì, giúp người đọc hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh trĩ và có thêm kiến thức chuyên sâu hơn để ngăn ngừa bệnh phát triển và để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Tham khảo bài viết hay: Chế độ ăn cho người tiểu đường và 3 điều nên biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *