Mỗi người nên tự trang bị cho mình kiến thức về bệnh và các triệu chứng của bệnh đột quỵ não. “Tổ chức đột quỵ thế giới” đã công bố một con số vô cùng đáng sợ là có đến 16 triệu ca đột quỵ não mỗi năm và 6 triệu ca bị tử vong do đột quỵ trên toàn cầu. Đây là căn bệnh đột ngột, cấp tính với mức độ nguy hiểm cao, có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không ai lường trước được.
Bệnh đột quỵ não là gì?
Bệnh đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh xảy ra do các cục máu đông trong mạch máu, hoặc do vỡ mạch máu làm thiếu máu lên não. Khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, các tế bào não sẽ bị thiếu oxy rồi dần dần chết đi, làm cho não tổn thương, bộ nhớ, khả năng vận động bị giảm sút. Có 2 dạng bệnh đột quỵ: “Xuất huyết não” và “Nhồi máu não”. Xuất huyết não ít xảy ra hơn nhưng tỷ lệ tử vong lại cao hơn.
Tham khảo: Biện pháp bảo vệ tim mạch vào mùa đông
Triệu chứng của bệnh đột quỵ não
Việc nhận biết được những triệu chứng của bệnh đột quỵ não sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng cứu sống tính mạng của người bệnh. Bệnh đột quỵ não không có triệu chứng kéo dài báo hiệu mà chỉ xảy ra rất đột ngột nên cần sớm phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Triệu chứng trên khuôn mặt
Mặt đột nhiên hơi thiếu cân xứng, nhân trung lệch qua một bên, miệng méo, nếp mũi ở bên má bị rũ xuống. Đặc biệt là khi cười nói, các dấu hiệu méo và thiếu cân xứng càng thể hiện rõ hơn. Đây là những triệu chứng sắp lên cơn đột quỵ não mà người ngoài có thể quan sát thấy được.
Triệu chứng ở thị lực
Khi chính người bệnh cảm thấy giảm thị lực, một mắt hoặc cả hai mắt nhìn bị mờ thì nên tự gọi cấp cứu ngay. Vì dấu hiệu này chỉ có người bệnh nhận ra chứ người ngoài khó có thể biết được đột quỵ não.
Triệu chứng qua giọng nói
Bình thường nói chuyện rõ ràng nhưng đột nhiên bị tê cứng môi lưỡi, khó mở miệng, nói ngọng bất thường, phải cố hết sức mới nói được thì hãy ngay lập tức cấp cứu khi bị đột quỵ não.
Triệu chứng ở tay chân
Nếu đột nhiên tay chân bị tê mỏi, khó thao tác, khó cử động, đi lại bất tiện thì tỷ lệ bị đột quỵ não là khá cao, cũng nên cấp cứu để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng nhận thức như là bị rối loạn nhận thức, rối loạn trí nhớ, ù tai, mắt mờ thì nên nhập viện để kiểm tra.
Vì vậy, nếu bạn thấy ai đó có những triệu chứng của đột quỵ não kể trên thì nên đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não
Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ não bao gồm:
Do lối sống: Thừa cân, béo phì, lười vận động, uống quá nhiều bia rượu, hút thuốc lá nhiều, dùng chất kích thích.
Do nguy cơ y tế: Bị tiểu đường, nồng độ Cholesterol trong cơ thể quá cao, bị các bệnh về tim, huyết áp cao hơn 120/80 mmHg, gia đình có tiền sử bị bệnh đột quỵ.
Các yếu tố khác như là người trên 55 tuổi dễ bị đột quỵ hơn người trẻ tuổi, đàn ông hay bị đột quỵ hơn phụ nữ, dùng nhiều thuốc ngừa thai, nồng độ estrogen tăng nhanh khi đang mang thai và sinh con….
Mức độ nguy hiểm của bệnh đột quỵ não
Tùy theo kích thước của vùng não bị tổn thương mà người bệnh lên cơn đột quỵ nặng hay nhẹ. Ví dụ, nếu chỉ là bị tê một bên chân hoặc một vùng cánh tay thì chỉ bị vấn đề nhỏ. Nhưng nếu thể hiện ra nhiều triệu chứng nặng hơn thì mức độ nguy hiểm của bệnh đột quỵ não cũng nghiêm trọng hơn, có thể mất luôn khả năng nói, hoặc tê liệt nửa người vĩnh viễn.
Tuy người bệnh đột quỵ có thể phục hồi nhưng đến hơn ⅔ bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với di chứng để lại như tê liệt, cơ thể yếu hơn, có vấn đề về thị giác, giao tiếp khó khăn, hay bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm….
Chính vì thế nên, việc đề phòng, nhân biết các triệu chứng của bệnh đột quỵ não là kiến thức vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và cả gia đình. Cố gắng tập thói quen sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, quan tâm đến các vấn đề chăm sóc sức khỏe kỹ hơn để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Ngoài ra gần đây người dân đang đồn nhau sử dụng: An cung ngưu hoàng hoàn để phòng ngừa về các bệnh tim mạch, tai biến rất hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ não hiệu quả
Phòng ngừa bệnh đột quỵ não là một trong những cách quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả mà mọi người có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày:
1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ chiên rán.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, và các loại hạt để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để kiểm soát huyết áp.
2. Tăng cường hoạt động thể chất
- Thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, như đi bộ, bơi lội hoặc yoga để duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện tuần hoàn máu.
- Tránh lối sống ít vận động, ngồi quá lâu mà không thay đổi tư thế.
3. Kiểm soát các bệnh lý nền
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và kiểm soát các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nếu mắc các bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ đột quỵ cao.
4. Hạn chế các thói quen xấu
- Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu bia vì đây là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tránh sử dụng các chất kích thích hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
5. Quản lý căng thẳng và giấc ngủ
- Thực hiện các bài tập thư giãn như thiền hoặc tập hít thở sâu để giảm căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày) để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
Những biện pháp này không chỉ giúp phòng ngừa bệnh đột quỵ não mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, mang lại cuộc sống chất lượng và hạnh phúc hơn. Hãy bắt đầu thực hiện ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.
Tìm hiểu thêm về: An cung ngưu hoàng hoàn là gì?
Người biên tập: CTV Hồng Ngọc