Tức ngực, khó thở là dấu hiệu quen thuộc mà hầu như ai cũng gặp phải ít nhất vài lần trong đời. Có những người lâu lâu mới bị, nhưng có nhiều người lại thường xuyên gặp phải triệu chứng này và cơ thể ngày càng yếu đi. Vậy tức ngực khó thở là triệu chứng bệnh gì? Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh và tác hại của bệnh nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh tức ngực, khó thở là bệnh gì?
Triệu chứng đau tức ngực, khó thở thường khiến nhiều người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ăn uống không ngon, ngủ nghỉ không yên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Khó thở, tức ngực là biểu hiện của những bệnh lý ở tim hoặc đường hô hấp, cùng với đó là nỗi lo có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Triệu chứng và hậu quả của tức ngực, khó thở
Đa phần mọi người thường chủ quan, chỉ nghĩ là mệt nhưng thực chất những triệu chứng tức ngực và khó thở lại ẩn chứa nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
1 số biểu hiện chính: Buồn nôn, ho khan, có đờm, khó chịu bên trái, bên phải, đau đầu, người có bầu…
Hẹp đường hô hấp
Do dị vật rơi vào đường thở, người bệnh sẽ bị khó thở đột ngột kèm theo ho dữ dội, mặt tím tái. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh phát triển nhanh chóng, khiến các cơ chế bảo vệ không có thời gian hoạt động. Từ đó, cơ thể thiếu oxy, máu thừa carbon dioxide làm cho hệ thống các cơ quan nội tạng bị rối loạn nghiêm trọng cho đến khi chúng bị tê liệt dẫn đến tử vong.
Tổn thương nhu mô phổi
Bệnh viêm phổi, ứ máu phổi cũng gặp trình trạng khó thở. Bệnh viêm phổi này phát triển âm thầm, đến khi ủ một thời gian dài, triệu chứng tức ngực, khó thở rõ rệt lúc này mới đi điều trị thì quá trễ.
Yếu tâm lý
Thường xuyên bị lo lắng, hồi hộp hay rối loạn chức năng thần kinh cũng gây đến khó thở, tức ngực. Khi dây thần kinh bị kích động bất ngờ, người yếu tim thường không giữ được bình tĩnh dễ lên cơn đau tim, từ đó bị khó thở và tức ngực. Nếu không can thiệp kịp thời, có thể bị nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong.
Xem thêm: Bệnh tim mạch là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch
Người thiếu máu
Sẽ gặp tình trạng khó thở do máu không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Nếu không chữa trị kịp thời làm ảnh hưởng đến suy tim sung huyết. Nếu thiếu máu nghiêm trọng xuất hiện những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.
Rối loạn mỡ máu
Đây là bệnh không chỉ xuất hiện bởi người béo phì mà còn xuất hiện cả những người gầy, gây tức ngực khó thở. Nếu tình trạng này bị kéo dài thì cần phải tới gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán, phòng trường hợp bị nhồi máu cơ tim.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh tức ngực khó thở
Để chăm sóc sức khỏe tốt, hạn chế tái phát bệnh tức ngực, khó thở, cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe dưới đây:
- Vận động hợp lý, đi bộ nhẹ nhàng ít nhất là 3 lần 1 tuần. Việc vận động sẽ giúp hệ tim mạch trở nên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, không nên vận động quá mạnh, sẽ ảnh hưởng đến hơi thở cũng như sức khỏe của chính mình.
- Đưa ra chế độ dinh dưỡng đúng đắn cho sức khỏe, giữ tâm lý thoải mái, hạn chế stress, tránh làm việc ngay sau bữa ăn. Thực tế, việc đảm bảo chế độ ăn uống đúng cách, đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo, giàu chất xơ từ rau xanh và hoa quả tươi sẽ giúp nâng cao sức khỏe, đặc biệt là giảm hẳn triệu chứng tức ngực, khó thở.
- Không được hút thuốc lá vì thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh phổi. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch do thuốc lá đang có xu hướng tăng cao. Khói thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch.
- Không uống cafe, hạn chế các thực phẩm có chứa Cholesterol, nhiều dầu mỡ động vật, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt.
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện kịp thời ra tình trạng bệnh để điều trị, ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp quý độc giả có thêm kiến thức về triệu chứng tức ngực, khó thở, cách phòng ngừa và từ đó, áp dụng vào thực tế để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cùng những người thân yêu. Nếu đã có lối sống tích cực, lành mạnh nhưng vẫn thường xuyên bị tức ngực, khó thở thì hãy đến khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân và có biện pháp chữa thị thích hợp.
Xem thêm các bài viết hay về sức khỏe qua bài viết dưới đây: https://diendankhoedep.com/wiki/cam-nang-suc-khoe/